Kiều Quốc Khánh

VietArtValue.com -  Kiều Quốc Khánh (tên khác là Quang Dũng) Tên hiệu là Nguyệt Trà, Nguyệt Trà Bút, Thư Linh Pháp Khí

Nhắc đến tên Kiều Quốc Khánh, Kiều Quang Dũng hay bút danh Nguyệt Trà hẳn ít người biết đến anh, Nhưng Nhắc đến tên "Bác Loa Kèn" hay "Loa Kèn tiên sinh" trên khắp các diễn đàn thì không mấy ai thường xuyên online lại không biết. Anh là ai?

Chắc mọi người còn nhớ đến Box Thư Pháp trên diễn đàn TTVNOL, anh chính là người mang nick "Loa_ken_den_si" - nghe có vẻ nửa nạc nửa mỡ - cái kiểu nửa nạc nửa mỡ rất gây ấn tượng của một cái tên và nghe cũng thấy hay hay. Là một người trong số những người vận động thành lập box Thư Pháp này và là một trong những người trong phong trào viết "Thư Pháp Quốc Ngữ" tại miền Hà Nội. Mặc dù chưa mấy tiếng tăm trong "giới Thư Pháp Quốc Ngữ" nhưng hầu như chưa phong trào Thư Pháp nào của Hà Thành mà anh lại vắng bóng và thiếu sự góp mặt. Là chủ một quán trà nổi tiếng đất Hà Thành - Lư Trà Quán, với khuôn viên rộng rãi và không gian vườn yên tĩnh thoáng mát, anh đã tạo điều kiện rất nhiều cho những người yêu Thư Pháp khắp nơi hội tụ. Và chính tại quán trà của anh đã rất nhiều chương trình hội ngộ, giao lưu, triển lãm Thư Pháp đã được tổ chức.

Còn Thư Pháp của anh thì sao?

Anh đến với Thư Pháp cũng không lâu, nhưng có lẽ nó cũng lại như một duyên nợ. Nói hơi hình bóng, nhưng nó cũng là một sự kết hợp ngẫu nhiên mà hữu ý từ nhiều yếu tố. Bôn tẩu bao năm, hết làm nhà nước rồi lại làm riêng, hết kinh doanh lại mỹ thuật, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, vẫn luôn có “máu nghệ sỹ” trong con người này. Vừa làm thơ, trước kia đã từng thiết kế mỹ thuật, anh đi vào “Thư Pháp” rất tự nhiên. Khi phong trào “Thư Pháp Quốc Ngữ” trong Nam đã sôi nổi lắm, khi ngoài Bắc còn chưa mấy người nhắc đến thì anh đã bước những bước đi đầu tiên trên con đường mới mẻ đầy gian lao ấy. Chưa dám so sánh và chưa dám nhận xét gì nhiều, nhưng vẫn có thể nói một điều rằng, phong cách và nét chữ của anh, tôi cảm tưởng, mang rất nhiều gió bụi của những miền đất nơi dấu chân anh qua và chứa đựng rất nhiều tình cảm.


Cái hay và cái ưu điểm mà trong Thư Pháp của anh tôi có thể cảm nhận là: Anh gắn và hướng cách viết theo lý luận cùng kĩ pháp của Thư Pháp chính thống. Bởi có lẽ và có thể đó sẽ là một phần tạo nên sự chuẩn hoá sau này cho "Thư Pháp Quốc Ngữ" chăng?

Bài viết & Ảnh: Xuannhuy

 


Trưng cầu ý kiến
Bạn biết website VietArtValue theo nguồn nào?
 
Đang trực tuyến
Hiện có 56 khách Trực tuyến
Google Analytics 2008 Module